Vì sao ngày 13/10 được chọn là ngày Doanh nhân Việt Nam?
Ngày 20/9/2004, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 990/QĐ-TTg, lấy ngày 13/10 là Ngày doanh nhân Việt Nam. Việc chọn ngày 13/10 mang ý nghĩa lịch sử sâu sắc - ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho giới công thương Việt Nam ngay sau khi thành lập Nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa.
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công đã ghi dấu một bước ngoặt quan trọng trong lịch sử Việt Nam, chuyển đổi nước ta từ một nước thuộc địa sang một quốc gia độc lập.
Tuy nhiên, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vừa mới ra đời đã phải đương đầu với muôn vàn khó khăn, thử thách, đặc biệt là những khó khăn về kinh tế, tài chính.
Kiệt quệ về kinh tế, quốc khố gần như trống rỗng, Ngân hàng Đông Dương còn nằm trong tay tư bản Pháp, ngân quỹ Chính phủ chỉ vẻn vẹn có 1,25 triệu đồng Đông Dương, nhưng trong đó có tới 580 nghìn đồng rách nát đang chờ tiêu hủy, các khoản nợ của chính phủ bù nhìn, tay sai để lại lên đến 564 triệu đồng...
Tình hình đó đòi hỏi chính quyền cách mạng cần nhanh chóng đưa ra biện pháp bảo đảm tài chính, tạo cơ sở vững chắc để có thể tiến hành các nhiệm vụ cách mạng quan trọng tiếp theo.
Thời điểm đó, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra chủ trương tổ chức “Tuần lễ vàng” động viên nhân dân ủng hộ để xây dựng “Quỹ Độc lập”. Hưởng ứng chủ trương của Bác và chính phủ mới, các doanh nhân, các nhà tư sản dân tộc đã đóng góp vào các quỹ này hơn 20 triệu đồng Đông Dương và khoảng 370kg vàng.
Trong số đó, tiêu biểu là vợ chồng doanh nhân Hoàng Thị Minh Hồ và Trịnh Văn Bô đóng góp hơn 5.000 lượng vàng. Đặc biệt, một bộ phận của giới Công Thương đã tập hợp lại thành “Công-Thương cứu quốc đoàn” và gia nhập Việt Minh.
Để khen ngợi hành động này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết “Thư gửi các giới Công Thương Việt Nam” đăng trên báo Cứu quốc ngày 13/10/1945, nhấn mạnh: “Trong lúc các giới khác trong quốc dân ra sức hoạt động để giành lấy nền hoàn toàn độc lập của nước nhà, thì giới Công-Thương phải hoạt động để xây dựng một nền kinh tế và tài chính vững vàng và thịnh v