Văn Phòng Luật Sư Phan Vĩnh (PHAVILAW)

Email: phanvinh.luatsutayninh@gmail.com

Hotline: 0848082789 Hotline
Thông tin câu hỏi
Người hỏi: Trúc U.
Điện thoại: 0964666xxx
Thời gian hỏi: 02/10/2021 03:29 PM
Nội dung: - Tôi là giáo viên được 15 năm, nay vì hoàn cảnh gia đình muốn xin nghỉ việc. - Vậy, ngoài các chế độ chính sách chung, tôi có được hưởng TRỢ CẤP THÔI VIỆC không ạ? XIN CẢM ƠN!
Thông tin câu trả lời
Nội dung trả lời:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng đặt câu hỏi.

Trợ cấp thôi việc là khoản hỗ trợ kinh phí của NSDLĐ giúp NLĐ có chi phí trang trải cuộc sống để tìm công việc mới. Tuy nhiên không phải mọi trường hợp chấm dứt HĐLĐ NLĐ đều được trợ cấp thôi việc.

Vì hiện nay đang trong giai đoạn chuyển tiếp trước khi Bộ luật lao động 2019 có hiệu lực vào ngày 01/01/2021 sắp tới. Nên bạn cần lưu ý 2 trường hợp sau đây:

 

4 TRƯỜNG HỢP KHÔNG ĐƯỢC HƯỞNG TRỢ CẤP THÔI VIỆC SAU NGÀY 01/01/2021:

Trường hợp 1: NLĐ chấm dứt HĐLĐ không thuộc một trong các trường hợp sau đây

Theo khoản 1 Điều 46, Điều 34 Bộ luật lao động 2019 quy định khi chấm dứt HĐLĐ không thuộc một trong các trường hợp sau thì NSDLĐ không có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc cho NLĐ, cụ thể:

1. Hết hạn HĐLĐ (trừ trường hợp gia hạn HĐLĐ đã giao kết đến hết nhiệm kỳ cho NLĐ là thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở đang trong nhiệm kỳ mà hết hạn HĐLĐ).

2. Đã hoàn thành công việc theo HĐLĐ.

3. Hai bên thỏa thuận chấm dứt HĐLĐ.

4. NLĐ bị kết án phạt tù nhưng không được hưởng án treo hoặc, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong HĐLĐ theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, không thuộc trường hợp được trả tự do theo quy định tại khoản 5 Điều 328 Bộ luật Tố tụng hình sự, cụ thể:

  • Bị cáo không có tội;
  • Bị cáo được miễn trách nhiệm hình sự hoặc được miễn hình phạt;
  • Bị cáo bị xử phạt bằng hình phạt không phải là hình phạt tù;
  • Bị cáo bị xử phạt tù nhưng được hưởng án treo;
  • Thời hạn phạt tù bằng hoặc ngắn hơn thời gian bị cáo đã bị tạm giam.

5. NLĐ chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết.

6. NSDLĐ là cá nhân chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết.

7. NSDLĐ không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật.

8. NLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ theo quy định tại Điều 35 BLLĐ 2019.

9. NSDLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ theo quy định tại Điều 36 BLLĐ 2019.

Trường hợp 2: NLĐ đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội

Theo Điều 73 Luật Bảo hiểm xã hội được sửa đổi bởi điểm c khoản 1 Điều 219 BLLĐ 2019 quy định NLĐ hưởng lương hưu khi có đủ các điều kiện sau đây:

  • NLĐ trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.
  • Kể từ 01/01/2021, tuổi nghỉ hưu của NLĐ trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ.
  • Đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên.

Trường hợp 3: NLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật

Theo khoản 1 Điều 40 BLLĐ 2019 quy định NLĐ khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật thì không được trợ cấp thôi việc. Theo đó, NLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật khi vi phạm thời hạn báo trước khi chấm dứt HĐLĐ, cụ thể như sau:

  • Ít nhất 45 ngày nếu làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn;
  • Ít nhất 30 ngày nếu làm việc theo HĐLĐ xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;
  • Ít nhất 03 ngày làm việc nếu làm việc theo HĐLĐ xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng;
  • Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.

Trường hợp 4: NLĐ bị NSDLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ vì tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên.

Theo khoản 1 Điều 46 BLLĐ 2019 quy định NSDLĐ không có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc cho NLĐ trong trường hợp NLĐ tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên.

Đây là quy định mới hoàn toàn được ghi nhận tại BLLĐ 2019. Quy định này giúp bảo vệ quyền lợi cho NSDLĐ khi NLĐ thể hiện sự thiếu ý thức, trách nhiệm khi làm việc và thiếu sự tôn trọng NSDLĐ. Do đó, trường hợp này NSDLĐ có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ mà không cần báo trước, đồng thời cũng sẽ không có nghĩa vụ phải trả trợ cấp thôi việc cho NLĐ. Quy định này là phù hợp và tiến bộ nhằm nâng cao ý thức làm việc của NLĐ cũng như trợ tốt cho công tác quản lý của NSDLĐ.

NHỮNG TRƯỜNG HỢP KHÔNG ĐƯỢC HƯỞNG TRỢ CẤP THÔI VIỆC HIỆN NAY:

Căn cứ Điều 48 Bộ luật lao động 2012 quy định:

"Điều 48. Trợ cấp thôi việc

1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.

..."

Đối chiếu với Điều 36 Bộ luật lao động 2012 quy định về các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động thì những trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động nhưng không được hưởng trợ cấp thôi việc bao gồm:

- Người lao động đủ điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội và tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 187 của Bộ luật này.

- Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 37 của Bộ luật này.

- Người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế hoặc do sáp nhập, hợp nhất, chia tách doanh nghiệp, hợp tác xã. 

- - - - -

Trên đây chỉ là các thông tin có tính tham khảo. Bạn (và những người lao động trong trường hợp tương tự) nên liên hệ các cơ quan có trách nhiệm tại nơi bạn làm việc để được trả lời, hướng dẫn và hỗ trợ trực tiếp tốt hơn.