TÌM HIỂU QUY TRÌNH TUYỂN SINH – ĐÀO TẠO – CẤP BẰNG TIẾN SĨ

Văn Phòng Luật Sư Phan Vĩnh (PHAVILAW)

Email: phanvinh.luatsutayninh@gmail.com

Hotline: 0848082789 Hotline

LUẬT LỆ KHÔNG KỆ ĐƯỢC ĐÂU

TÌM HIỂU QUY TRÌNH TUYỂN SINH – ĐÀO TẠO – CẤP BẰNG TIẾN SĨ
Ngày đăng: 28/06/2024 10:29 AM

 

Nhân việc Bộ GD-ĐT yêu cầu Trường Đại học luật Hà Nội báo cáo khẩn về bằng tiến sĩ của TT.TCQ, ta thử tìm hiểu và đối chiếu các quy định pháp luật sau đây

 

I Từ Công văn hòa tốc nói trên, ta thử tìm hiểu: CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ QUY TRÌNH NHẬN BẰNG TIẾN SĨ:

1.1. Trường ĐHL cho biết:


 Tháng 1-2019, ông TCQ được công nhận tốt nghiệp và được cấp bằng Cử nhân ngành Luật văn bằng 2 hệ vừa làm vừa học theo Quyết định 140/QĐ-ĐHLHN ngày 15-01-2019 của Trường Đại học Luật Hà Nội, xếp hạng tốt nghiệp loại Giỏi.

  1. Tháng 11-2019, vị này trúng tuyển nghiên cứu sinh khoá 25B (niên khoá 2019-2023) theo Quyết định 4567/QĐ-ĐHLHN ngày 26-11-2019 của Trường Đại học Luật Hà Nội.
  2. Ngày 26-12-2019, học viên được công nhận nghiên cứu sinh theo Quyết định 5114/QĐ-ĐHLHN của Trường đại học Luật Hà Nội, ngành Luật Hiến pháp - Hành chính.
  3. Ngày 9-12-2021, nghiên cứu sinh bảo vệ thành công Luận án tiến sĩ cấp Trường tại Trường Đại học Luật Hà Nội.

Ngày 17-3-2022, nghiên cứu sinh được cấp bằng Tiến sĩ luật ngành luật Hiến pháp - Hành chính theo Quyết định 1141/QĐ- ĐHLHN của Trường Đại học Luật Hà Nội.

1.2. Đối chiếu về thời gian đào tạo,

Trường ĐH Luật Hà Nội cho biết, tổng thời gian đào tạo tiến sĩ của ông Vương Tấn Việt, (kể từ khi được công nhận nghiên cứu sinh, tháng 12.2019, đến khi có quyết định công nhận học và cấp bằng tiến sĩ, tháng 3.2022) là 2 năm 3 tháng. Lượng thời gian này đáp ứng và tuân thủ quy chế đào tạo tiến sĩ được ban hành trong Thông tư 08 cũng như đúng với quy định của Trường ĐH Luật Hà Nội.

  • ĐIỀU NÀY KHÔNG ĐÚNG - THỰC TẾ, chứng minh:

Từ ngày (2) – đến ngày (3): (Ngày được công nhận) – (ngày bảo vệ thành công) = 1 năm + 11 tháng + 13 ngày

- Trừ thời gian viết Luận án & thông qua & Sửa chữa (từ Đề cương cho đến Luận văn chính thức – có khi phải vài vòng LÊN – XUỐNG) trong vài tháng – như vậy: THỰC HỌC CHỈ HƠN 1 năm (???)

- Bời vì, từ ngày bảo vệ thành công -> đến ngày cấp bằng là hơn 3 tháng (Đây chỉ là thủ tục hành chính – mà còn mất thời gian như vậy, thử hỏi TRONG THỜI HỌC TẠM CHO LÀ “HỌC” đó – Tạm trừ ra 3 – 5 tháng dùng cho các việc SAU:

+ Thực tập – Viết báo cáo thực tập

+ VIẾT ĐỀ CƯƠNG – THÔNG QUA ĐỀ CƯƠNG - SỬA ĐỀ CƯƠNG;

+ Viết Luận án – Thông qua đóng góp của người hướng dẫn – Sửa Luận án– Bảo vệ Luận án - và, chính thức hoàn thiện Luận án theo đóng góp của Hội đồng…

1.3. Quá trình dự tuyển, được tiếp nhận và đào tạo đúng quy định không?

Liên quan đến quá trình đào tạo tiến sĩ của học viên Vương Tấn Việt, Trường Đại học Luật Hà Nội cho biết, có 3 CĂN CỨ PHÁP LÝ sau đây:

(1) Căn cứ trên Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học năm 2018;

(2) Quyết định số 1981/QĐ-TTg ngày 18-10-2016 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân;

(3) Thông tư số 08/2017/TT-BGDĐT Ban hành Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ ngày 4-4-2017; Xét Căn cứ số (3): QUY CHẾ TUYỂN SINH VÀ ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 08/2017/TT-BGDĐT ngày 04 tháng 4 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) 
 

Điều 3. Chương trình đào tạo

1. Chương trình đào tạo ở trình độ tiến sĩ do cơ sở đào tạo xây dựng, thẩm định và ban hành theo quy định hiện hành, đáp ứng các điều kiện sau:

a) Khối lượng học tập tối thiểu 90 tín chỉ đối với nghiên cứu sinh có bằng tốt nghiệp thạc sĩ và tối thiểu 120 tín chỉ đối với nghiên cứu sinh có bằng tốt nghiệp đại học;

=> Như vậy, trong trường hợp người học chỉ có bằng Đại học – phải học số tín chỉ nhiều hơn – Có nghĩa là thời gian phải dài hơn! – CHỨ KHÔNG THỂ RÚT NGẮN!

Điều 9. Tổ chức và quản lý hoạt động đào tạo

1. Căn cứ quy định tại khoản 2, Điều 37 Luật giáo dục đại học, thủ trưởng cơ sở đào tạo quy định chi tiết việc tổ chức và quản lý đào tạo trình độ tiến sĩ đảm bảo tuân thủ các quy định của Quy chế này và các quy định liên quan.

2. Thời gian đào tạo trình độ tiến sĩ:

a) Thời gian đào tạo trình độ tiến sĩ (kể từ khi có quyết định công nhận nghiên cứu sinh) được thực hiện theo quy định tại khoản 1, Điều 35 Luật giáo dục đại học và điểm d, khoản 4, Điều 2 Quyết định số 1981/QĐ-TTg ngày 18 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân và đảm bảo hoàn thành khối lượng học tập tối thiểu theo quy định tại khoản 1, Điều 3 của Quy chế này;

 Xét Căn cứ số (1): Điều 35 Luật giáo dục đại học . Thời gian đào tạo

 1. Thời gian đào tạo các trình độ của giáo dục đại học thực hiện theo hình thức giáo dục chính quy quy định tại Điều 38 của Luật giáo dục.

3. Thời gian đào tạo mỗi trình độ của giáo dục đại học thực hiện theo hình thức giáo dục thường xuyên dài hơn ít nhất là một học kỳ so với thời gian đào tạo theo hình thức giáo dục chính quy.

=> Thêm một căn cứ pháp lý cho thấy:

Trong trường hợp nếu học Đại học KHÔNG PHẢI CHÍNH QUY – thì thời gian đào tạo phải dài hơn ít nhất là một học kỳ!

Xét Căn cứ số (2):

Điều 2 Quyết định số 1981/QĐ-TTg  - Tiêu chuẩn đầu vào, thời gian học tập và cơ hội học tập tiếp theo của các cấp học và trình độ đào tạo

            4. Giáo dục đại học:

d) Các chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ tiếp nhận người tốt nghiệp trình độ thạc sĩ hoặc người tốt nghiệp trình độ đại học nếu đáp ứng được các yêu cầu của chương trình đào tạo.

Thời gian đào tạo trình độ tiến sĩ tương đương 3 đến 4 năm học tập trung tùy theo yêu cầu của ngành đào tạo và trình độ đầu vào của người học.

Xét thêm THÔNG TƯ - Số: 18/2021/TT-BGDĐT - ngày 28 tháng 6 năm 2021 của Bộ GD&ĐT

BAN HÀNH QUY CHẾ TUYỂN SINH VÀ ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ

 1.4. Xét "Tiến trình đào tạo":

Đăng trên VietnamNet ngày 27/6/2024

 

Theo đó:

(1) Từ 12/2019 – 6/2021  : Hoàn thành bổ sung kiến thức (Thạc sĩ – gồm 43 tín chỉ)

(2) Ngày 15/6/2021          : Hoàn thành góp ý luận văn Tiến sĩ ở bộ môn.

 + Tạm cho là ở mục (1) Từ 12/2019 – 6/2021 – tức 26/12/2019 đến 01/6/2021: Đương sự hoàn thành bổ sung kiến thức (Thạc sĩ – gồm 43 tín chỉ) – là phù hợp – Cả năm 2020 xong 30 tín chỉ + 5 tháng 2021 xong 13 tín chỉ (phù hợp quy định 30 tín chỉ/ 1 năm);

 + Vậy thì, chỉ trong vòng 15 ngày (từ 01/6/2021 đến 15/6/2021): Làm sao đương sự có thể hoàn thành tất cả các công việc sau đây:

 

+ Học tiếp (120 tín chỉ - 43 TC = ) 77 tín chỉ;

+ Thực tập;

+ Viết đề cương luận án – Thông qua người hướng dẫn… - và chỉnh sửa;

+ Thông qua bộ môn rồi chỉnh sửa theo đóng góp của bộ môn;

+ Bảo vệ Luận văn tại Hội đồng trường;

+ (Ngoài ra còn có thể chỉnh sửa để hoàn thành Luận văn theo đóng góp của Hội đồng trường…)

 

Điều 3. Thời gian và hình thức đào tạo

1. Thời gian đào tạo tiêu chuẩn của trình độ tiến sĩ từ 03 năm (36 tháng) đến 04 năm (48 tháng) do cơ sở đào tạo quyết định, bảo đảm phần lớn nghiên cứu sinh hoàn thành chương trình đào tạo trong thời gian này; mỗi nghiên cứu sinh có một kế hoạch học tập, nghiên cứu toàn khóa nằm trong khung thời gian đào tạo tiêu chuẩn phê duyệt kèm theo quyết định công nhận nghiên cứu sinh (theo mẫu tại Phụ lục I).

2. Nghiên cứu sinh được phép hoàn thành chương trình đào tạo sớm hơn so với kế hoạch học tập, nghiên cứu toàn khóa không quá 01 năm (12 tháng), hoặc chậm hơn so với kế hoạch học tập, nghiên cứu toàn khóa nhưng tổng thời gian đào tạo không vượt quá 06 năm (72 tháng) tính từ ngày quyết định công nhận nghiên cứu sinh có hiệu lực đến thời điểm hoàn thành các thủ tục trình luận án cho cơ sở đào tạo, trước khi thực hiện quy trình phản biện độc lập và thành lập Hội đồng đánh giá luận án của cơ sở đào tạo.

3. Đào tạo trình độ tiến sĩ được thực hiện theo hình thức chính quy; nghiên cứu sinh phải dành đủ thời học tập, nghiên cứu tại cơ sở đào tạo theo kế hoạch đã được phê duyệt; trong đó khi đăng ký đủ 30 tín chỉ trong một năm học được xác định là tập trung toàn thời gian.

KẾT LUẬN:

  1. Từ 3 căn cứ pháp lý chuyên ngành quy định về GIÁO DỤC ĐẠI HỌC (nói chung) và ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ (nói riêng) nêu trên, trong trường hợp người học chỉ có bằng ĐH muốn nhận bằng Tiến sĩ, phải có thời gian, số tín chỉ dài hơn, nhiều hơn người có điểm xuất phát có bằng thạc sĩ.

Và, quy định tại THÔNG TƯ - Số: 18/2021/TT-BGDĐT - ngày 28 tháng 6 năm 2021 – Là Quy định nằm trong thời điểm đào tạo và cấp bằng TS của ông TCQ – Phải áp dụng thực hiện.

  1. Theo các quy định trên thì, trong mọi trường hợp, thì thời gian đào tạo của ông TCQ phải là 4 năm (48 tháng). Có thể rút ngắn nhưng không quá 1 năm (12 tháng).

III. VỀ NỘI DUNG LUẬN ÁN:

2.1. Tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng: Đề tài luận án tiến sĩ của ông TCQ bất hợp lý:

Đăng trên VTC News ngày 26/6/2024

(Xin dành cho những chuyên gia nhận xét và kết luận)

2.2. Nhiều ý kiến còn đề nghị xem xét tận gốc những Chứng chỉ, Bằng cấp… mà đương sự được cấp trước đây, như: Bằng tốt nghiệp PTTH (cấp 3); Bằng Đại học ngành Anh văn; Bằng cử nhân luật (văn bằng 2)…